Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Tổng quan hệ thống Inmarsat

I. THÀNH PHẦN VỆ TINH:
Thành phần không gian của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat bao gồm các vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4 và trong tương lai gần là các vệ tinh thế hệ thứ 5. Các vệ tinh Inmarsat nằm trên quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và có phạm vi phủ sóng từ 76o Bắc đến 76Nam (không bao phủ 2 vùng cực Bắc và cực Nam).


- Các thế hệ vệ tinh Inmarsat từ I2 -> I5 có công nghệ cấu hình vệ tinh theo thứ tự là: Eurostar-1000, AS-4000, Eurostar-3000 GM và BSS-702HP. Với công nghệ cấu hình vệ tinh BSS-702HP, các vệ tinh Inmarsat - I5 có tính ổn định cao, đứng đầu trong tất cả các loại vệ tinh về hiệu suất, năng lực và tính hiệu quả trong sử dụng. Khác với các vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 2, 3, 4 sử dụng dải băng tần băng C và băng L, vệ tinh Inmarsat - I5 sử dụng dải băng tần Ka. Việc sử dụng dải băng tần Ka của vệ tinh Inmarsat - I5 cho phép sử dụng băng tần với băng thông rộng hơn do các dải băng tần băng C, băng L và băng Ku đã được sử dụng trong thông tin vệ tinh trước đây.
- Các vệ tinh Inmarsat từ thế hệ thứ 2 đến thế hệ thứ 5 có xu hướng phát triển tăng dần về dung lượng, công suất bức xạ đẳng hướng, tuổi thọ theo thiết kế của vệ tinh cũng như tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị đầu cuối. Các vệ tinh thế hệ sau có xu hướng sử dụng chế độ phủ sóng spot beam, giúp cho hệ thống tập trung công suất bức xạ và tái sử dụng tần số đối với những spot beam không giao nhau.

II. TRẠM CỔNG VỆ TINH:
II.1. Thành phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 3:
Thành phần mặt đất của hệ thống vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 3 bao gồm: trạm đài bờ mặt đất (LES), trạm phối hợp mạng (NCS) và trung tâm điều hành mạng (NOC).
I.1.1. Trạm đài bờ mặt đất (LES – Land Earth Station):
- Trạm đài bờ mặt đất (LES) có chức năng kết nối giữa mạng thông tin vệ tinh Inmarsat và mạng viễn thông quốc tế. LES có khả năng xử lý nhiều cuộc gọi đồng thời với nhiều loại thiết bị thuộc các hệ thống Inmarsat khác nhau.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng gần 40 trạm LES. Trong đó có nhiều trạm có khả năng cung cấp dịch vụ cho cả 4 vùng đại dương do nó liên kết, chia sẻ với các trạm LES ở các vùng đại dương khác.
II.1.2. Trạm phối hợp mạng (NCS – Network Co-ordination Station):
- Mỗi một hệ thống Inmarsat và một vùng đại dương có một trạm phối hợp mạng (NCS) có chức năng giám sát, điều khiển tất cả các thông tin Inmarsat trong vùng đại dương nó quản lý. Trạm NCS liên kết với các LES, với các NCS khác và với NOC để có khả năng chuyển các thông tin hoạt động trên toàn hệ thống.
- NCS có các chức năng chính sau: tham gia vào quá trình thiết lập cuộc gọi giữa LES và thiết bị đầu cuối MES, cập nhật các thông tin về tình trạng của các thiết bị đầu cuối MES từ trung tâm điều hành mạng NOC cho các LES trong vùng đại dương nó quản lý, phát các bản tin gọi nhóm tăng cường EGC đến các MES.
- Hệ thống Inmarsat có 4 NCS sau:
   + Yamaguchi NCS (Nhật): quản lý vùng IOR hoặc POR.
   + Sentosa NCS (Singapore): quản lý vùng IOR hoặc POR.
   + Southbury NCS (Mỹ): quản lý vùng AOR-E hoặc AOR-W.
   + Goonhilly NCS (Anh): quản lý vùng AOR-E hoặc AOR-W.
II.1.3. Trung tâm điều hành mạng (NOC – Network Operation Centre):
Quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống Inmarsat. NOC thực hiện chức năng quản lý như hòa mạng, hủy hòa mạng cho các MES và cập nhật các thông tin này cho các NCS. Ngoài ra nó còn thực hiện loan báo khi có sự xuất hiện của một LES mới. Liên lạc giữa NOC và NCS được thực hiện qua mạng thông tin mặt đất.
II.2. Trạm cổng vệ tinh của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat - I4:
II.2.1. Trạm truy cập vệ tinh (SAS – Satellite Access Station):
- Các trạm truy cập vệ tinh (SAS) kết nối giữa mạng thông tin vệ tinh Inmarsat - I4 với mạng thông tin mặt đất. Các SAS đều thuộc quyền sở hữu và được khai thác bởi tổ chức Inmarsat, có ăng ten kết nối với vệ tinh Inmarsat - I4 và kết nối trực tiếp với các mạng mặt đất như PSTN, ISDN và Internet.
- Hiện nay có 3 trạm SAS sau:
   + Burum SAS (Hà Lan): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F1.
   + Fucino SAS (Italia): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F2.
   + Hawai SAS (Mỹ): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F3.
II.2.2. Điểm truy cập (PoPs):
- Các điểm truy cập (PoPs) là cổng kết nối với mạng dữ liệu gói toàn cầu của hệ thống Inmarsat - I4. Điểm kết nối vật lý trong phạm vi HUB được coi như một điểm truy cập (meet me point). Trong khi việc truy cập được cung cấp chủ yếu cho các đối tác phân phối Inmarsat thì việc truy cập vào điểm truy cập (meet me point) cũng có thể được cung cấp cho người sử dụng đầu cuối qua việc thỏa thuận với đối tác phân phối.
- Các HUB khu vực được sở hữu và điều hành bởi các tổ chức thứ 3 thay mặt cho Inmarsat.
II.2.3. Trung tâm điều hành mạng (NOC – Network Operation Centre):
Trung tâm điều hành mạng (NOC) được đặt tại trụ sở chính của Inmarsat, có chức năng quản lý hệ thống mạng và nguồn dữ liệu của toàn bộ mạng Inmarsat - I4 toàn cầu.
II.2.4. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (Business Support Service):
- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) được đặt tại trụ sở chính của Inmarsat tại London, cung cấp tất cả các hệ thống trợ giúp kinh doanh được yêu cầu bởi hệ thống bao gồm dữ liệu cước, quản lý lỗi và chăm sóc khách hàng.
II.3 Trạm cổng vệ tinh của hệ thống vệ tinh Inmarsat-I5:
            Inmarsat đã đưa ra một lịch trình khá chi tiết về quá trình triển khai hệ thống GX bao gồm việc thiết lập các trạm cổng, hạ tầng mạng cũng như các thiết bị đầu cuối:




            Về trạm cổng của Inmarsat-I5 được bố trí khá tương đồng so với I4, thể hiện rõ trong sơ đồ dưới đây:
                 
            Điểm khác biệt ở đây, các trạm SAS đều được trang bị đúp với mục đích tăng tính dự phòng và giảm thiểu gián đoạn thông tin.
            Ngoài ra, hệ thống trạm cổng inmarsat-I5 còn có sự kết hợp đa dạng các hệ thống L-Band và Ka-band đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cụ thể:



III. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (MES – MOBILE EARTH STATION):
Trạm di động mặt đất (MES) là các thiết bị di động đầu cuối được sử dụng để liên lạc qua thông tin vệ tinh hệ thống Inmarsat. Bao gồm: các thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 3 và các thiết bị đầu cuối Inmarsat - I4.
III.1. Thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 3:
Các thiết bị đầu cuối của hệ thống Inmarsat thế hệ thứ 3 bao gồm:

III.2. Thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 4 
III.2.1. Thiết bị Inmarsat BGAN:
Hệ thống BGAN được đưa vào hoạt động vào năm 2006, hoạt động với các vệ tinh thế hệ thứ 4, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, tin nhắn SMS, ISDN và dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao (lên đến 492 kbps). Thiết bị BGAN cung cấp giải pháp thông tin đáng tin cậy cho quân đội, chính phủ, các vùng hẻo lánh và các lĩnh vực khai thác dầu khí, báo chí, truyền hình…Ưu điểm của BGAN là thiết bị nhỏ gọn, có khả năng di chuyển dễ dàng, tốc độ truy cập cao, có khả năng sử dụng dịch vụ thoại và truyền dữ liệu đồng thời, cho phép người sử dụng lựa chọn việc truy cập theo chế độ kênh chia sẻ đường truyền (standard IP) hoặc được ấn định một kênh có dung lượng cố định (streaming IP).
III.2.2. Thiết bị Inmarsat Fleet Broadband:
Hệ thống FBB là hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat băng thông rộng được sử dụng chủ yếu trong nghành hàng hải, cung cấp các dịch vụ tương tự như hệ thống BGAN như thoại, fax, SMS, ISDN và dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao (lên đến 432 kbps). Ưu điểm của thiết bị FBB là có kích thước nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt trên các loại tàu lớn, nhỏ, tốc độ truy cập cao, có khả năng sử dụng dịch vụ thoại và truyền dữ liệu đồng thời và cho phép người sử dụng lựa chọn việc truy cập theo chế độ kênh chia sẻ đường truyền (standard IP) hoặc được ấn định một kênh có dung lượng cố định (streaming IP). Ngoài ra, thiết bị FBB còn cung cấp khả năng phát thông tin báo động cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Vì vậy tổ chức hàng hải quốc tế IMO đang xem xét để công nhận FBB là một trong những thiết bị thuộc hệ thống GMDSS.
  III.2.3. Thiết bị ISAT:
ISAT hoạt động với các vệ tinh Inmarsat - I4, cung cấp các dịch vụ cơ bản như thoại, tin nhắn SMS, email. Nhược điểm của thiết bị ISAT là không cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao như thiết bị BGAN và FBB nhưng nó lại có ưu điểm là thiết bị đầu cuối có kích thước nhỏ gọn nhất hiện nay trong tất cả các loại thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat và được sử dụng phù hợp trên cả đất liền và trên biển.
III.3. Các dịch vụ TTVT hiện tại và xu hướng sử dụng dịch vụ trong tương lai:
- Hiện nay, các thiết bị Inmarsat đầu cuối được khách hàng thường xuyên sử dụng gồm có: các thiết bị đầu cuối Inmarsat - I3 như: C, Fleet (33, 55, 77) và các thiết bị đầu cuối Inmarsat – I4 như: BGAN, FBB, IsatPhone Pro. Ngoài ra, khách hàng còn sử dụng các thiết bị đầu cuối Inmarsat – I3 khác như: B, M, GAN, mM. Tuy nhiên, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Inmarsat này có xu hướng ngày càng giảm.

- Theo thông báo của Inmarsat, các hệ thống Inmarsat B, M, GAN, mM land portable sẽ ngừng cung cấp dịch vụ vào 31/12/2014. Vì vậy, trong tương lai khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ Inmarsat - I3: Inm-C/F; các dịch vụ Inmarsat – I4 như:  FBB, BGAN, IsatPhone Pro và các dịch vụ như Express link, Global Express.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét