Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Tổng quan về hệ thống vệ tinh Iridium

Hệ thống Iridium là một dự án đầy tham vọng của hãng Motorola. Mạng vệ tinh bao gồm 66 vệ tinh quỹ đạo cực quay xung quanh trái đất. Bắt đầu được đưa vào sử dụng ngày 01/11/1998. Năm 2001, Cục Phòng vệ liên bang Mỹ mua lại quyền sử dụng và thành lập công ty “Iridium Satellite LLC ”. Trụ sở chính đặt tại Maryland, Mỹ. Hệ thống cung cấp các dịch vụ thoại, fax, data với vùng bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất; cho phép thực hiện các giải pháp thông tin an toàn, tin cậy, thời gian thực (real-time), nhiệm vụ quan trọng ở các nơi xa xôi, hẻo lánh bao gồm các lĩnh vực: Hàng hải, hàng không, xây dựng, dầu khí, chính phủ, các tổ chức cứu trợ thiên tai.
Hình1. Cấu trúc hệ thống thông tin Iridium

1. Khâu vệ tinh:
            Sử dụng 66 vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO) tạo thành một chòm sao vệ tinh ở trên Trái đất.
Hình 2. Cấu trúc chòm sao vệ tinh Iridium

2. Khâu trạm cổng
Hệ thống Iridium có 13 Gateway:
   - Gateway đặt tại Mỹ phục vụ cho khu vực Bắc Mỹ.
   - Gateway đặt tại Italia phục vụ cho khu vực Châu Âu và Châu Phi.
   - Gateway đặt tại Ấn độ phục vụ cho khu vực Miền nam Châu Á và Úc.
Ngoài ra còn có một số Gateway đặt tại các nước khác để dễ quản lý, tăng độ tin cậy của hệ thống.
3. Khâu người dùng:
Hệ thống Iridium được thiết kế để cung cấp đường thông tin đáng tin cậy cho những người dùng ở những vị trí mà kết nối thoại di động hoặc cố định không thực hiện được, không đáng tin cậy. Thị trường bao gồm hàng hải, hàng không, dầu khí, khai thác mỏ, lâm nghiệp, báo chí và các ngành công nghiệp tương tự khác. Iridium cũng cung cấp các dịch vụ thông tin vệ tinh cho Bộ quốc phòng Mỹ và các cơ quan quốc phòng của các nước khác.

Tổng quan về hệ thống Thuraya

 Công ty thông tin di động vệ tinh Thuraya là một công ty cổ phần tư nhân thành lập vào tháng tư năm 1997 và bắt đầu hoạt động thương mại năm 2001, có trụ sở chính tại UAE (Các Tiểu Vương quốc A-rập Thống nhất).

 Hệ thống Thuraya sử dụng các vệ tinh GEO (Geostationary Earth Orbit), có vùng bao phủ trải rộng trên 140 quốc gia trải rộng từ Châu Âu, Bắc và Trung Phi, Trung Đông, Trung Á và tiểu lục địa Ấn Độ, Vùng Viễn Đông, Australia.
Hình: Vùng bao phủ của hệ thống Thuraya.
I. Khâu vệ tinh
Các vệ tinh của Thuraya dược thiết kế đặc biệt để đạt được khả năng khoảng 13.750 kênh thoại. Các vệ tinh Thuraya có tuổi thọ từ 12 đến 15 năm.
Hình. Vệ tinh Thuraya

Tần số thu phát được ấn định như sau:

Chiều
Tần số
Thuraya Phone - Satellite
1626.5-1660.5MHz
Satellite -Thuraya Phone
1525.0-1559.0MHz
Gateway - Satellite
6425.0-6725.0MHz
Satellite - Gateway
3400.0-3625.0MHz


II. Khâu trạm cổng

Trạm cổng của hệ thống Thuraya gồm có: Primary Gateway và các Regional Gateway. Trong đó:
Primary Gateway được đặt ở Sharjah, UAE, sẽ chịu trách nhiệm đối với toàn bộ mạng của Thuraya. Ngoài ra, nó phục vụ như một tổng đài số chính. Các Regional gateway riêng lẻ được thiết lập sau tại các nước khác khi cần.
III. Khâu người dùng
 Thuraya cung cấp giải pháp an toàn và đáng tin cậy cho các hoạt động ở đất liền, biển, hay hàng không. Thuraya cung cấp các thiết bị đầu cuối có thể làm việc cả ở mạng GSM và mạng vệ tinh Thuraya. Tính linh hoạt này đảm bảo kết nối liên tục và giảm chi chí cho người sử dụng. Về bản chất, các thuê bao Thuraya sẽ tiếp tục sử dụng mạng di động mặt đất tại quốc gia của họ nhưng nó sẽ tự động chuyển sang chế độ hoạt động vệ tinh Thuraya tại những khu vực mà mạng mặt đất không phủ sóng được. Các loại thiết bị đầu cuối:
- Cầm tay: có hình dáng, kích cỡ và trọng lượng tương tự như các thiết bị của mạng GSM. Hoạt động ở hai chế độ: vệ tinh và GSM.
- Dành cho xe cộ: Bao gồm thiết bị đầu cuối cầm tay và bộ Kít được gắn cố định trên xe. Hoạt động ở hai chế độ: vệ tinh và GSM.
- Thiết bị cố đinh: Bao gồm thiết bị đầu cuối cầm tay và bộ Kít được gắn cố định trong nhà.
- Payphone: điện thoại trả tiền.
Mã quốc gia của mạng Thuray là: +88216. Hiện nay đã có trên 172 quốc gia mở mã cho mạng Thuraya.

Tổng quan hệ thống Inmarsat

I. THÀNH PHẦN VỆ TINH:
Thành phần không gian của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat bao gồm các vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 2, thứ 3, thứ 4 và trong tương lai gần là các vệ tinh thế hệ thứ 5. Các vệ tinh Inmarsat nằm trên quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và có phạm vi phủ sóng từ 76o Bắc đến 76Nam (không bao phủ 2 vùng cực Bắc và cực Nam).


- Các thế hệ vệ tinh Inmarsat từ I2 -> I5 có công nghệ cấu hình vệ tinh theo thứ tự là: Eurostar-1000, AS-4000, Eurostar-3000 GM và BSS-702HP. Với công nghệ cấu hình vệ tinh BSS-702HP, các vệ tinh Inmarsat - I5 có tính ổn định cao, đứng đầu trong tất cả các loại vệ tinh về hiệu suất, năng lực và tính hiệu quả trong sử dụng. Khác với các vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 2, 3, 4 sử dụng dải băng tần băng C và băng L, vệ tinh Inmarsat - I5 sử dụng dải băng tần Ka. Việc sử dụng dải băng tần Ka của vệ tinh Inmarsat - I5 cho phép sử dụng băng tần với băng thông rộng hơn do các dải băng tần băng C, băng L và băng Ku đã được sử dụng trong thông tin vệ tinh trước đây.
- Các vệ tinh Inmarsat từ thế hệ thứ 2 đến thế hệ thứ 5 có xu hướng phát triển tăng dần về dung lượng, công suất bức xạ đẳng hướng, tuổi thọ theo thiết kế của vệ tinh cũng như tốc độ truyền dữ liệu của thiết bị đầu cuối. Các vệ tinh thế hệ sau có xu hướng sử dụng chế độ phủ sóng spot beam, giúp cho hệ thống tập trung công suất bức xạ và tái sử dụng tần số đối với những spot beam không giao nhau.

II. TRẠM CỔNG VỆ TINH:
II.1. Thành phần mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 3:
Thành phần mặt đất của hệ thống vệ tinh Inmarsat thế hệ thứ 3 bao gồm: trạm đài bờ mặt đất (LES), trạm phối hợp mạng (NCS) và trung tâm điều hành mạng (NOC).
I.1.1. Trạm đài bờ mặt đất (LES – Land Earth Station):
- Trạm đài bờ mặt đất (LES) có chức năng kết nối giữa mạng thông tin vệ tinh Inmarsat và mạng viễn thông quốc tế. LES có khả năng xử lý nhiều cuộc gọi đồng thời với nhiều loại thiết bị thuộc các hệ thống Inmarsat khác nhau.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng gần 40 trạm LES. Trong đó có nhiều trạm có khả năng cung cấp dịch vụ cho cả 4 vùng đại dương do nó liên kết, chia sẻ với các trạm LES ở các vùng đại dương khác.
II.1.2. Trạm phối hợp mạng (NCS – Network Co-ordination Station):
- Mỗi một hệ thống Inmarsat và một vùng đại dương có một trạm phối hợp mạng (NCS) có chức năng giám sát, điều khiển tất cả các thông tin Inmarsat trong vùng đại dương nó quản lý. Trạm NCS liên kết với các LES, với các NCS khác và với NOC để có khả năng chuyển các thông tin hoạt động trên toàn hệ thống.
- NCS có các chức năng chính sau: tham gia vào quá trình thiết lập cuộc gọi giữa LES và thiết bị đầu cuối MES, cập nhật các thông tin về tình trạng của các thiết bị đầu cuối MES từ trung tâm điều hành mạng NOC cho các LES trong vùng đại dương nó quản lý, phát các bản tin gọi nhóm tăng cường EGC đến các MES.
- Hệ thống Inmarsat có 4 NCS sau:
   + Yamaguchi NCS (Nhật): quản lý vùng IOR hoặc POR.
   + Sentosa NCS (Singapore): quản lý vùng IOR hoặc POR.
   + Southbury NCS (Mỹ): quản lý vùng AOR-E hoặc AOR-W.
   + Goonhilly NCS (Anh): quản lý vùng AOR-E hoặc AOR-W.
II.1.3. Trung tâm điều hành mạng (NOC – Network Operation Centre):
Quản lý toàn bộ hoạt động của hệ thống Inmarsat. NOC thực hiện chức năng quản lý như hòa mạng, hủy hòa mạng cho các MES và cập nhật các thông tin này cho các NCS. Ngoài ra nó còn thực hiện loan báo khi có sự xuất hiện của một LES mới. Liên lạc giữa NOC và NCS được thực hiện qua mạng thông tin mặt đất.
II.2. Trạm cổng vệ tinh của hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat - I4:
II.2.1. Trạm truy cập vệ tinh (SAS – Satellite Access Station):
- Các trạm truy cập vệ tinh (SAS) kết nối giữa mạng thông tin vệ tinh Inmarsat - I4 với mạng thông tin mặt đất. Các SAS đều thuộc quyền sở hữu và được khai thác bởi tổ chức Inmarsat, có ăng ten kết nối với vệ tinh Inmarsat - I4 và kết nối trực tiếp với các mạng mặt đất như PSTN, ISDN và Internet.
- Hiện nay có 3 trạm SAS sau:
   + Burum SAS (Hà Lan): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F1.
   + Fucino SAS (Italia): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F2.
   + Hawai SAS (Mỹ): kết nối với vệ tinh Inmarsat-4F3.
II.2.2. Điểm truy cập (PoPs):
- Các điểm truy cập (PoPs) là cổng kết nối với mạng dữ liệu gói toàn cầu của hệ thống Inmarsat - I4. Điểm kết nối vật lý trong phạm vi HUB được coi như một điểm truy cập (meet me point). Trong khi việc truy cập được cung cấp chủ yếu cho các đối tác phân phối Inmarsat thì việc truy cập vào điểm truy cập (meet me point) cũng có thể được cung cấp cho người sử dụng đầu cuối qua việc thỏa thuận với đối tác phân phối.
- Các HUB khu vực được sở hữu và điều hành bởi các tổ chức thứ 3 thay mặt cho Inmarsat.
II.2.3. Trung tâm điều hành mạng (NOC – Network Operation Centre):
Trung tâm điều hành mạng (NOC) được đặt tại trụ sở chính của Inmarsat, có chức năng quản lý hệ thống mạng và nguồn dữ liệu của toàn bộ mạng Inmarsat - I4 toàn cầu.
II.2.4. Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (Business Support Service):
- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (BSS) được đặt tại trụ sở chính của Inmarsat tại London, cung cấp tất cả các hệ thống trợ giúp kinh doanh được yêu cầu bởi hệ thống bao gồm dữ liệu cước, quản lý lỗi và chăm sóc khách hàng.
II.3 Trạm cổng vệ tinh của hệ thống vệ tinh Inmarsat-I5:
            Inmarsat đã đưa ra một lịch trình khá chi tiết về quá trình triển khai hệ thống GX bao gồm việc thiết lập các trạm cổng, hạ tầng mạng cũng như các thiết bị đầu cuối:




            Về trạm cổng của Inmarsat-I5 được bố trí khá tương đồng so với I4, thể hiện rõ trong sơ đồ dưới đây:
                 
            Điểm khác biệt ở đây, các trạm SAS đều được trang bị đúp với mục đích tăng tính dự phòng và giảm thiểu gián đoạn thông tin.
            Ngoài ra, hệ thống trạm cổng inmarsat-I5 còn có sự kết hợp đa dạng các hệ thống L-Band và Ka-band đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cụ thể:



III. THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI (MES – MOBILE EARTH STATION):
Trạm di động mặt đất (MES) là các thiết bị di động đầu cuối được sử dụng để liên lạc qua thông tin vệ tinh hệ thống Inmarsat. Bao gồm: các thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 3 và các thiết bị đầu cuối Inmarsat - I4.
III.1. Thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 3:
Các thiết bị đầu cuối của hệ thống Inmarsat thế hệ thứ 3 bao gồm:

III.2. Thiết bị đầu cuối Inmarsat thế hệ thứ 4 
III.2.1. Thiết bị Inmarsat BGAN:
Hệ thống BGAN được đưa vào hoạt động vào năm 2006, hoạt động với các vệ tinh thế hệ thứ 4, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, tin nhắn SMS, ISDN và dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao (lên đến 492 kbps). Thiết bị BGAN cung cấp giải pháp thông tin đáng tin cậy cho quân đội, chính phủ, các vùng hẻo lánh và các lĩnh vực khai thác dầu khí, báo chí, truyền hình…Ưu điểm của BGAN là thiết bị nhỏ gọn, có khả năng di chuyển dễ dàng, tốc độ truy cập cao, có khả năng sử dụng dịch vụ thoại và truyền dữ liệu đồng thời, cho phép người sử dụng lựa chọn việc truy cập theo chế độ kênh chia sẻ đường truyền (standard IP) hoặc được ấn định một kênh có dung lượng cố định (streaming IP).
III.2.2. Thiết bị Inmarsat Fleet Broadband:
Hệ thống FBB là hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat băng thông rộng được sử dụng chủ yếu trong nghành hàng hải, cung cấp các dịch vụ tương tự như hệ thống BGAN như thoại, fax, SMS, ISDN và dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao (lên đến 432 kbps). Ưu điểm của thiết bị FBB là có kích thước nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt trên các loại tàu lớn, nhỏ, tốc độ truy cập cao, có khả năng sử dụng dịch vụ thoại và truyền dữ liệu đồng thời và cho phép người sử dụng lựa chọn việc truy cập theo chế độ kênh chia sẻ đường truyền (standard IP) hoặc được ấn định một kênh có dung lượng cố định (streaming IP). Ngoài ra, thiết bị FBB còn cung cấp khả năng phát thông tin báo động cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Vì vậy tổ chức hàng hải quốc tế IMO đang xem xét để công nhận FBB là một trong những thiết bị thuộc hệ thống GMDSS.
  III.2.3. Thiết bị ISAT:
ISAT hoạt động với các vệ tinh Inmarsat - I4, cung cấp các dịch vụ cơ bản như thoại, tin nhắn SMS, email. Nhược điểm của thiết bị ISAT là không cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu với tốc độ cao như thiết bị BGAN và FBB nhưng nó lại có ưu điểm là thiết bị đầu cuối có kích thước nhỏ gọn nhất hiện nay trong tất cả các loại thiết bị thông tin vệ tinh Inmarsat và được sử dụng phù hợp trên cả đất liền và trên biển.
III.3. Các dịch vụ TTVT hiện tại và xu hướng sử dụng dịch vụ trong tương lai:
- Hiện nay, các thiết bị Inmarsat đầu cuối được khách hàng thường xuyên sử dụng gồm có: các thiết bị đầu cuối Inmarsat - I3 như: C, Fleet (33, 55, 77) và các thiết bị đầu cuối Inmarsat – I4 như: BGAN, FBB, IsatPhone Pro. Ngoài ra, khách hàng còn sử dụng các thiết bị đầu cuối Inmarsat – I3 khác như: B, M, GAN, mM. Tuy nhiên, số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ Inmarsat này có xu hướng ngày càng giảm.

- Theo thông báo của Inmarsat, các hệ thống Inmarsat B, M, GAN, mM land portable sẽ ngừng cung cấp dịch vụ vào 31/12/2014. Vì vậy, trong tương lai khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ Inmarsat - I3: Inm-C/F; các dịch vụ Inmarsat – I4 như:  FBB, BGAN, IsatPhone Pro và các dịch vụ như Express link, Global Express.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Inmarsat-Vsat Link Solution

Giải pháp tích hợp hệ thống Inmarsat and VSAT
cho tàu biển
1. Mục đích:
            Dựa trên ưu điểm của từng hệ thống để xây dựng giải pháp tối ưu trong sử dụng thông tin vệ tinh trong liên lạc đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác đội tàu.
1.1 Inmarsat:
            * Ưu điểm:
                        - Vùng phủ sóng toàn cầu từ 700 N - 700 S, trừ 02 vùng cực;
                        - Tương thích với hệ thống GMDSS.
            * Nhược điểm:
                        - Cách tính cước phí theo phương thức liên lạc(voice, data) và lưu lượng sử dụng;
                        - Giá cước tương đối cao.
1.2 VSAT:
            * Ưu điểm:
                        - Cách tính cước phí theo tháng không kể phương thức liên lạc và lưu lượng;
                        - Giá cước cạnh tranh.
            * Nhược điểm:
                        - Vùng hoạt động giới hạn trong vùng bao phủ của Vinasat-1/2;
                        - Không đáp ứng yêu cầu của hệ thống GMDSS.
2. Nội dung:
2.1 Mô hình:
           



Trong đó:
* Deepsea site:
            Gồm các thành phần cơ bản sau:
            - 01 thiết bị đầu cuối VSAT băng tần Ku;
            - 01 thiết bị đầu cuối Inmarsat đáp ứng yêu cầu GMDSS;
            - 01 chuyển mạch tự động(Auto-switch) giữa thiết bị VSAT và thiết bị Inmarsat;
            - 01 thiết bị Router có chức năng Wireless.
* Vishipel Satellite gateway:
            Trạm cổng thông tin vệ tinh của Vishipel cung cấp kết nối giữa thiết bị Inmarsat và VSAT với mạng dịch vụ trên bờ.
* On-Shore site:
Mô phỏng đầu cuối trên đất liền, trong đó:
- HeadOffice: Trụ sở Công ty tàu;
- VNMRCC: Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam.
2.2 Hoạt động:
            Chuyển mạch tự động được xem là nhân tố quyết định của giải pháp này. Chuyển mạch sẽ tự động lựa chọn thiết bị Inmarsat hoặc VSAT tùy thuộc vùng hoạt động của tàu, cụ thể:
            - Khi tàu trong vùng phủ sóng của Vinasat-1/2: Chuyển mạch đặt quyền ưu tiên sử dụng thiết bị VSAT còn thiết bị Inmarsat ở trạng thái dự phòng.
            - Khi tàu ngoài vùng phủ sóng của Vinasat-1/2 hoặc bị che chắn không thu được tín hiệu của Vinasat: Chuyển mạch sẽ tự đông chuyển sang chọn thiết bị Inmarsat.
3. Chi phí:

STT
Thiết bị
Giá thành(USD)
Ghi chú
1
Thiết bị VSAT


1.1
Antena KNS
41,100


01: Antenna 1 M



01: BUC 4 W



01: LNB



01: ACU


1.2
Sat Modem
1,100

2
Thiết bị Inmarsat


2.1
Inmarsat-F77
20,000
JUE-410F
2.2
Inmarsat-FBB
15,000
JUE-500
3
Thiết bị Auto-switch
5,000
Xchange Box
4
Router
1,500
Cisco Router w Wi-fi
5
Chi phí hòa mạng/lắp đặt


Note:
            Giá trên chưa bao gồm thuế VAT và các phí hòa mạng, lắp đặt … và chỉ mang tính tham khảo. Chi tiết xin liên hệ để biết thêm chi tiết.

Gọi trực tiếp tới thiết bị vệ tinh - Satellite-directed Calling

I. Lợi ích của giải pháp:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp đều có xu hướng cắt giảm chi phí, các doanh nghiệp vận tải biển cũng không nằm ngoại lệ. Bạn đang quản lý đội tàu có sử dụng dịch vụ Inmarsat, Vậy bạn phải làm gì để có thể giảm chi phí liên lạc giữa Công ty với đội tàu??? Chúng tôi xin đưa ra giải pháp để bạn lựa chọn, đó là giải pháp gọi trực tiếp Inmarsat với đa dạng dịch vụ như: Analog Phone-Inmarsat, PC- Inmarsat, IPphone-Inmarsat...và linh hoạt trong các hình thức thanh toán như: áp dụng cho thuê bao trả trước hoặc trả sau.
II. Cấu hình hệ thống:


II.1 Thành phần hệ thống gồm có:
- Tổng đài Asterisk.
- Trạm cổng Inmarsat(HPLES-VISHIPEL).
- Thiết bị vệ tinh di động MES(Inmarsat-B/M/mM/GAN/Fleet/B-GAN...) lắp trên tàu biển, máy bay, ôtô...
- Các thiết bị điện thoại dùng cho thuê bao cố định: Analog Phone, IPphone, Softphone...
II.2 Nguyên lý hoạt động:
Các cuộc gọi xuất phát từ thuê bao cố định được định tuyến qua trạm cổng Inmarsat thông qua mạng PSTN/Internet và Tổng đài Asterisk kết nối với các thiết bị MES.

III. Hướng dẫn sử dụng dịch vụ:

III.1 Dịch vụ phone-Inmarsat(áp dụng với Thuê bao trả sau)

1. Yêu cầu:
Khách hàng phải đăng ký số điện thoại để gọi ra MES
2. Thủ tục thiết lập cuộc gọi:
2.1 Dịch vụ Thoại:
Bước 1:
Bấm số truy cập trạm cổng Inmarsat, có lời chào và mời quay số:
+ Bấm 1, kết nối với khai thác viên(Nhân công)
+ Bấm 2, kết nối với Inmarsat(Tự động)và thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2:
Nghe lời mời quay số, bấm số 9 số IMN. Ví dụ:
765432100 ( Số thoại Inmarsat-mM )
2.2 Dịch vụ Fax:
Bước 1:
Nhấn phím MONITOR trên máy Fax.
Bước 2:
Bấm số truy cập trạm cổng Inmarsat, có lời chào và mời quay số:
+ Bấm 1, kết nối với khai thác viên(Nhân công)
+ Bấm 2, kết nối với Inmarsat(Tự động)và thực hiện tiếp bước 3.
Bước 3:
Nghe Tone mời quay số, bấm số 9 số IMN.Ví dụ:
765432101 ( Số Fax Inmarsat-mM )
Bước 4:
Chờ nghe hồi âm Fax đầu tiên, bấm phím START trên máy Fax.

III.2 Dịch vụ Phone-Inmarsat(ap dụng với Thuê bao trả trước)

1 Yêu cầu:
Khách hàng phải mua thẻ trả trước
2. Thủ tục thiết lập cuộc gọi:
2.1 Dịch vụ Thoại:
Bước 1:
Bấm số truy cập trạm cổng Inmarsat, có lời chào và mời nhập mã số thẻ.
Bước 2:
Nhập mã số bí mật ghi trên thẻ.(cho phép nhập tối đa 3 lần)
Bước 3:
Nghe lời mời quay số, bấm số 9 số IMN. Ví dụ:
765432100(Số thoại Inmarsat-mM )
2.2 Dịch vụ Fax:
Bước 1:
Nhấn phím MONITOR trên máy Fax.
Bước 2:
Bấm số truy cập trạm cổng Inmarsat, có lời chào và mời nhập mã số thẻ.
Bước 3:
Nhập mã số bí mật ghi trên thẻ. (cho phép nhập tối đa 3 lần)
Bước 4:
Nghe lời mời quay số, bấm số 9 số IMN. Ví dụ:
765432101 (Số Fax Inmarsat-mM)
Bước 5:
Chờ nghe hồi âm Fax đầu tiên, bấm phím START trên máy Fax.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.